Như đã hẹn ở phần 1 của bài viết về muối là sẽ cung cấp cho mọi người danh sách thực phẩm thông dụng và thành phần muối của chúng. Phần 1 tôi đã cung cấp một số gia vị tương mắm phổ biến trong chế biến thực phẩm tại nhà. Blog hôm nay cung cấp lượng muối trong 45 thức ăn đã được chế biến rồi và lượng muối ước tính (ước tính từ kinh nghiệm nấu ăn ở nhà tôi vì tôi có thói quen đong đo gia vị rất kỹ khi nấu ở nhà). Blog tuần sau sẽ cung cấp danh sách các thức ăn đồ uống nhanh và ăn vặt được du nhập từ nước ngoài như Pizza Hut, Starbucks, KFC, subway, hamburger Cali, Dunkin Donuts v.v.
Bởi vì danh sách dinh dưỡng của các nhà hàng có hệ thống nêu trên đã công bố dinh dưỡng chi tiết cho từng món từ muối cho đến chất béo bão hòa nên từ Mỹ tôi có thể truy cập được thông tin này cũng sẽ chia sẻ luôn cho các bạn biết. Mong là thông tin đó sẽ giúp ích cho người Việt trong và ngoài nước từ từ sẽ biết cách tự chăm sóc sức khỏe của bản thân và người khác.
Các hạn chế muối: Tôi đã hướng dẫn cách kiểm soát muối bằng cách đong đo với muỗi đong gia vị. Với trường hợp ăn ngoài bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp sau để hạn chế muối ăn dư thừa
- Với mì gói, phở gói, cháo gói v.v: dùng 1/2 lượng nước và 1/2 gói bột nêm vừa đảm bảo độ mặn vừa…hạn chế muối do nước mì ít đi phân nửa.
- Khi ăn cơm trưa và chọn món kho: chỉ ăn cái, không dùng nước kho để “trộn cơm”
- Khi ăn đồ chiên: không dùng thêm nước chấm như nước tương, mắm
- Khi ăn bánh mì bò kho: chấm thật ít nước, không nên dùng nước bò kho để chấm hết ổ bánh mì
- Khi ăn rau luộc, không nên nhúng rau vào chén nước chấm: dùng muỗng múc lượng nhỏ cho vào rau để dễ kiểm soát.
- Khi ăn canh: ở tiệm ăn chén canh không đáng uống vì dinh dưỡng như vitamin này nọ nếu không hủy từ lâu (nồi luôn giữ ấm nên dinh dưỡng cũng bay theo) thì cũng còn lại rất ít-hạn chế uống canh khi canh đi kèm theo phần ăn.
- Không nên gọi cơm chiên, chỉ dùng cơm trắng
- Nếu gọi cháo, hãy chia ra cho nhiều người cùng ăn như món khai vị
- Khi ăn bún riêu, bún mắm: không cho thêm muỗng mắm tôm
- Khi ăn lẩu, tránh đừng uống nước lẩu: nước lẩu chỉ là cách làm chín đồ ăn còn nước thì không có nhiều dinh dưỡng.
- Khi dùng bia rượu: gọi các món đậu hạt không tẩm muối (đậu phộng rang thay vì đậu phộng muối)
# Danh sách 1: Các món gia vị/ăn nhanh phổ biến của người Việt:
- Thịt kho nước dừa, 1 nồi dùng 1 kg thịt và 1 L nước dừa: 12.5 g muối natri
- Gà kho gừng, 1 nồi, 1kg thịt gà (1con gà): 7.5g muối natri
- Thịt kho tiêu, 1 nồi dùng 500 g thịt: 4.0 g muối natri
- Trứng chiên, dùng 4 quả: 1.8 g muối natri
- Sốt cà (dùng trong cá chiên/trứng chiên), dùng 3 trái: 1.8 g muối natri
- Bánh mì ốp la, 1 trứng: 400 mg muối natri
- Bánh mì cá: 600 mg muối natri
- Bánh mì chả lụa, bơ-1 ổ: 250 (khi cho muối tiêu)-500 mg muối natri (khi cho thêm nước tương)
- Bánh mì bò khò, 1 phần ăn: 1.0 g muối natri
- Phở/mì bò kho, 1 tô 400 ml nước dùng: 1.6 g muối natri
- Bánh cuốn dùng nước chấm, 1 phần: 800 mg muối natri
- Cá lóc nướng, 1 con 0.8-1 kg: 3.6 g muối natri
- Nước chấm chanh tỏi ớt, 60 mL: 900 mg muối natri
- Nước tương dầm ớt, 60 mL: 2.4 g muối natri
- Trái cây chấm muối tôm, nhìn cỡ 30 mm đường kính, vun cao 10 mm/1 người ăn: 600-1000 mg muối natri
- Cá thu chiên, 1 khứa bề ngang cỡ 6 cm, dày 1.2 cm: 300-600 mg muối natri
- Cơm chiên trứng, 1 chảo dùng cơm chín nấu từ 550 g gạo khô: 9.5 g muối natri (cho 3 người, mỗi người nạp vào hơn 3.0 g muối natri tức gấp 2 lượng khuyến khích 1.5 g)
- Canh sườn heo nấu khoai/cà rốt, 1 nồi dùng 600 g sườn: 11.9 g muối natri
- Cháo gà/cá/heo/bò, nấu ra 1 nồi 3 lít cháo: 12 g muối natri
- Nước dùng phở/hủ tiếu/bún mộc, nước dùng 400 mL: 1.1 g muối natri
- Bún riêu, 1 tô có 400 ml nước dùng thêm 1 muỗng mắm tôm: 2.5 g muối natri
- Bún mắm/lẩu mắm, nước dùng 400 mL: 2.0 g muối natri.
- Cá hộp (hiệu 3 cô gái), 1 hộp: 900 mg muối natri
- Trứng vịt muối, 1 quả: 1200 mg muối natri
- Trứng Bách Thảo, 1 quả: 360 mg muối natri
- Chả lụa, 100 g: 450 mg muối natri
- Bò viên chiên, 3 viên: 140 mg muối natri
- Cá viên chiên, 5 viên: 200 mg muối natri
- Chả giò chiên, 3 viên (170 g): 1000 mg muối natri
- Bánh bao thịt, 1 cái (225 g): 490 mg muối natri
- Mì gói Vị Hương (2 con tôm), 1 gói: 1580 mg muối natri
- Mì gói Vifon, 1 gói: 1480 mg muối natri
- Bún riêu ăn liền, 1 gói 65 g: 1400 mg muối natri
- Phở gà ăn liền Vifon, 1 gói: 1100 mg muối natri
- Phở chay ăn liền Vifon, 1 gói 60 g: 1000 mg muối natri
- Cháo cá ăn liền Vifon, 1 gói: 850 mg muối natri
- Cá khô các loại, 60 g: 330 mg muối natri
- Khô mực, 60 g: 250 mg muối natri
- Cà pháo, 100 g không nước: 200 mg muối natri
- Tôm chua, 5-6 con hay 100 g, không nước: 2000-2200 mg muối natri
- Dưa món Hội An, 100 g không nước: 1800 mg muối natri
- Củ kiệu chua, 100 g không nước: 70 mg muối natri
- Dưa chua, 100 g không nước : 400-500 mg muối natri
- Kim chi, 100 g không nước: 600-750 mg muối natri
- Dưa chuột muối, 100 g không nước: 850 mg muối natri
Chị ơi, em đọc blog của chị thì biết hầu như các loại vitamin trong rau tan rất nhanh trong nước. Vậy khi mình uống nước rau luộc liệu có vớt vát được các vitamin trong rau không ạ? Em hơi băn khoăn khi biết nước lẩu hầu như không có chất dinh dưỡng.
Số lượt thíchSố lượt thích
Khi em nấu canh rau, nếu giữ canh đậy kín không tiếp xúc không khí, hâm nóng lại canh vẫn đóng kín nắp thì giữ lại cũng được 40-50% chất trước khi em nấu ( nhưng nhớ là từ phút người ta thu hoạch rau quả, dinh dưỡng đã bắt đầu hao hụt… Ở Mỹ từ lúc hái đến lúc đến tay mình có khi mất 2 tuần khi nhập từ Chile hay gần hơn là Mễ cũng mất gần 1 tuần.
Nước lẩu tuỳ theo họ nấu thế nào. Ở tiệm hầu như chỉ có nước cộng thêm rất nhiều gia vị cay chua ngọt để đánh lừa vị giác. Thế nên nước lẩu có thể chỉ là nước cộng muối không hơn không kém. Nếu em chỉ trụng rau sống vào lẩu trong 1 phút thì lượng dinh dưỡng trong rau hầu như bảo toàn hơn 90%. Không có lý do gì mình tẩy chay lẩu cả, chỉ cần biết cách tận dụng kiến thức vừa ăn khoa học vừa có thể vui vẻ với người thân.
Số lượt thíchSố lượt thích
À chị ơi chị cho em hỏi thêm với canh ở tiệm, dinh dưỡng bị mất khi nồi luôn được giữ ấm bao gồm những gì ạ? ngoài vitamin thì protein, khoáng chất từ nước hầm xương trong canh có mất theo không ạ?
Số lượt thíchSố lượt thích
Hầu hết chất dinh dưỡng bị mất trong canh khi được giữ ấm là các vitamin B và cả vitamin C và vitamin E khi tiệm để mở nắp nồi. Các Vitamin B tan vào trong nước lẽ ra vẫn còn trong nước nhưng khi bốc hơi xảy ra khi giữ ầm và nắp mở thì chị cũng không ước tính được bao nhiêu% trong 1 giờ. Chỉ biết ở nhiệt độ phòng 25 độ mà trái cây đã mất 80% lượng C trong 6 ngày rồi. Còn các protein và khoáng gốc kim lọai rất bền nên đun nóng vẫn còn tốt
Số lượt thíchSố lượt thích
Ôi chị giải thích thật dễ hiểu. Em cám ơn chị rất nhiều ạ ❤
Số lượt thíchLiked by 1 person
Cảm ơn bài viết ạ
Số lượt thíchSố lượt thích
🙂 Cám ơn bạn đã dành thời gian đọc. Khi có thời gian để trao đổi ý kiến và thông tin thì xin bạn cứ viết vài dòng.
Số lượt thíchSố lượt thích