Từ caffeine đến cà phê và coffee house

 

Theo trang web của hội Sinh sản Hoa Kỳ tại http://americanpregnancy.org/pregnancy-health/caffeine-during-pregnancy/, caffeine có thể có những mặt tiêu cực cho thai nhi. Caffeine có thể gây huyết áp cao đột ngột ở một số người và khi mang thai, chuyện tăng huyết áp là không tốt. Thêm vào, caffeine vốn là chất gây tiểu nên có thể gây ra tình trạng mất nước (cộng thêm phụ nữ mang thai trong 24 tuần đầu vốn có nguy cơ bị bón, cộng thêm mất  nước càng dễ bón hơn). Ấy là chưa kể đến caffeine có thể theo nhau thai đi vào cơ thể thai nhi, gây rối loạn nhịp sinh học là một chuyện nhưng chuyện quan trọng hơn là cơ thể thai nhi chưa phát triển đầy đủ nên khả năng lọc thải của thận chưa hoàn chỉnh như cơ thể mẹ. Caffeine cũng có những mặt tốt, ví dụ các thuốc giảm đau có nhiều loại dùng caffeine như một trong các thành phần chính.

Blog hôm nay chủ yếu giúp bạn ước tính lượng caffeine trong một số thực phẩm thông dụng. Blog này không bao gồm thông tin dinh dưỡng của Star Bucks và Dunkin Donuts (chờ một hai tuần sau rảnh tôi sẽ viết).

Phụ nữ mang thai có nên bỏ cà phê hay không?

Ở phụ nữ đang mang thai, không nhất thiết phải cấm tuyệt không dùng caffeine nhưng phải chú ý dùng ít hơn 200 mg caffeine mỗi ngày ở người khoẻ mạnh. Nếu bạn bị huyết áp cao hay có tiểu sử bị suy tim thì tốt  nhất tránh dùng caffeine trong giai đoạn này.

1/ Nguy cơ của việc dùng caffeine trong thai kỳ: Dựa theo thông tin từ trang Hội Sinh Sản Hoa Kỳ, họ đã tìm nhiều bài nghiên cứu chứng thực các nguy cơ sau của việc dùng caffeine liều cao (các bài nghiên cứu khác nhau cho số liệu khác nhau nhưng những bài tôi thấy có ghi 350 mg caffeine là cao, có bài ghi trên 400 mg mới đáng lo, lại có bài báo cáo trên 500 mg mới có tác dụng phụ) ở phụ nữ mang thai:

  1. Sảy thai: Xuất bản trong tập san Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ năm 2008 có 1 nghiên cứu cho thấy kết quả rõ ràng giữa thai phụ dùng hơn 200 mg caffeine mỗi ngày có nguy cơ sảy thai gấp 2 lần người khác. Ở một nghiên cứu được in trong tập Epidemiology báo cáo cho biết từ 200-350 mg caffeine thì không có nguy cơ sảy thai gì. Với những thông tin như thế, tốt nhất người tiêu dùng nên chọn lối bảo thủ: không dùng quá 200 mg caffeine/ngày
  2. Khó thụ thai: Phụ nữ dùng caffeine thường xuyên ở liều cao (hơn 500 mg/ngày) có khuynh hướng khó có thai.
  3. Các nguy cơ sinh sớm so với dự kiến, thai sinh non, trẻ sinh ra yếu cân: Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy có hiện tượng trên. Tuy nhiên, cơ thể con người có khác biệt ít nhiều so với nhiều chủng loài khác nên tính tới nay, vẫn không có ai có thể khẳng định những kết luận trên (vì có cho tiền các bà đang mang thai cũng không tham gia vào những nghiên cứu như thế)

2/ Nếu mức khuyến cáo 200 mg caffeine, bạn biết hôm nay mình dùng khoảng bao nhiêu?

Dựa theo thông tin từ trường Đại Học Utah, Hoa Kỳ, Mayo Clinic, từ sách giáo khoa tôi dùng tôi kiếm được thông tin sau nay đem lên blog cho mọi người đọc. Nên nhớ lượng caffeine nhiều ít tùy theo 2 yếu tố kết hợp: một là phương pháp chế biến (rang đen thui hay rang sơ sơ, pha phin vs pha máy) và hai là bản chất thực phẩm (cà phê vs Pepsi). Cây cà phê trồng ở Đắc Lắc sẽ có lượng caffeine khác hẳn so với cây cà phê trồng trên đất Nam Mỹ, ấy là chưa kể mỗi vụ mùa cũng có thể cho ra độ caffeine khác nhau do dinh dưỡng trong đất trồng có thể thay đổi đáng kể theo vụ. Hạt cà phê khi rang ở nhiệt độ khác nhau cho ra loại đen (dark roast) hay loại nhat (light roast) là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng caffeine trong thành phẩm. Tôi chưa từng làm việc trong nhà hàng và cũng chưa tự rang cà phê bao giờ nhưng chỉ biết được những thức căn bản này.

THỨC UỐNG

Cà phê đen nóng, pha fin, 237 mL:                                                     115-175 mg caffeine

Cà phê đen nóng, pha máy, 237 ml:                                                   80-135 mg

Cà phê espresso, dùng 56 g bột cà phê pha 237ml:                         100 mg

Espresso, 1 shot                                                                                    47-75 mg

Espresso, double shot                                                                           95-150 mg

Cà phê hòa tan, 1 gói pha ra 237 ml                                                       27-173mg

Cà phê decaf, pha máy, 237 ml                                                              3-4 mg

Cà phê decaf, loại hòa tan, 237 ml                                                        3-4 mg

Hồng trà, nóng, 273 mL                                                                        14-70 mg

Hồng trà, đá, 237 ml                                                                              47 mg

Trà xanh, nóng, 237 mL                                                                        24-45 mg

Hồng trà decaf, 237 ml                                                                           0-12 mg

Sô cô la nóng, 237 mL                                                                             14 mg

Cà phê mocha nóng, 237 ml                                                                    63-175 mg

Cà phê latte nóng, 237 mL                                                                      63-175 mg

Cà phê cappuccino, 237 mL                                                                     80-190 mg

Red bull, lon 242 mL                                                                               80 mg

Pepsi One,  350 mL, không đá                                                                 55 mg

Pepsi coca thường, 350 ml, không đá                                                   37 mg

Pepsi Diet, 350 mL, không đá                                                               36 mg

Coca cola, 350 mL, không đá                                                                 34 mg

Mountain Dew, 350 mL không đá                                                         55 mg

Nước cam hiệu Sunkist, 350 ml, không đá                                           40 mg

Trà chai 237 ml không đá                                                                      5-40 mg

Sprite/7Up                                                                                               0 mg

ĐỒ ĂN

Sô cô la đen (từ 70% cacao), 28 g                                                               20 mg

3/ Uống cà phê tại các cửa hàng chuỗi (Starbucks, McDonald’s, và Dunkin Donuts)

Khi đến  những nơi này, bạn có lợi thế là có thể ước đoán caffeine trong ly mình uống bằng phương pháp sau: (a). Học cách ước lượng dung tích cà phê đen trong ly và (b) nơi bạn mua cà phê. Muốn học cách ước tính dung tích cà phê đen trong một ly đã pha sẵn không quá  khó:

  1. Cappuccino: ước tính dung tích toàn bộ trong ly trước mặt. Cappuchino thông thường có tỷ lệ cà phê đen và sữa tươi là 1:1 hay 50/50.
  2. Latte: Cũng ước tính dung tích toàn bộ chất lỏng trong ly. Latte có tỉ lệ cà phê: sữa tươi là 1:2.

Và nếu bạn chỉ uống cà phê đen tự pha thêm đường và sữa sau thì quá dễ: chỉ cần ước tính lượng cà phê trong ly thôi.

Lượng caffeine trong cà phê Starbucks, Dunkin Donuts, và McDonalds:

  • Tại Starbucks, mỗi 29 mL cà phê đen nóng có 20.6 mg caffeine (tính là espresso chứ không phải là loại cà phê thường)
  • Tại Dunkin Donuts, mỗi 29 ml cà phêđen nóng có 12.7 mg caffeine
  • Tại McDonald’s, mỗi 29 ml cà phê đen nóng có 9 mg caffeine.
  • Tại Starbucks hay các quán cà phê kiểu Ý hay có “one shot espresso” và “double shot espresso”-bạn nên biết trong 1 shot có 29 ml cà phê-theo đó mà ước tính lượng caffeine trong order của mình (coi hình dưới).
Classic Espresso in a white cup shot on a white background.

Classic Espresso in a white cup shot on a white background.

Nếu ly cappuccino của bạn có dung tích 350 mL (tức 12 fl oz hay cỡ ly nhỏ nhất size TALL của Starbucks) thì ly đó có khoảng 175 ml cà phê đen. Bây giờ nếu bạn mua từ Starbucks, ly của bạn có : 175 ml / 29 ml x 20.6 mg caffeine = 124 mg caffeine.

Yeah. Ăn uống cũng phải tính toán.

4/ Tại sao tôi không cập nhật chi tiết về cà phê VN và lượng caffeine của chúng?

Đơn giản là vì tôi không có dữ liệu gì từ cà phê Trung Nguyên, Vina cafe vân vân. Còn cà phê gói mua ở những nơi trồng cà phê có tiếng thì càng không bao giờ biết được lượng caffeine trong đó vì người trồng lẫn người bán có thể không có khả năng gửi đến phòng thí nghiệm cho phân tích.

Việt Nam vẫn còn chậm chân trong việc “phòng bệnh”. Nói gì Việt Nam, Mỹ vẫn không muốn đổ tiền vào việc phòng bệnh (bác sĩ dinh dưỡng không được tính vào trong bảo hiểm y tế trừ khi được bác sĩ y khoa yêu cầu bệnh nhân cần gặp bác sĩ dinh dưỡng). Nói gì thì nói, bác sĩ y khoa kể cả ở Mỹ đến nay giỏi lắm là học một học kỳ môn dinh dưỡng, đâu có khả năng chỉ định bệnh nhân tim mạch hay tiểu đường phải ăn uống thế nào cho đúng.

Ở Việt Nam, vấn đề phòng bệnh càng khó khăn không phải vì dân trí thấp không mà còn là vấn đề đi ngược lại truyền thống. Người Việt ở Mỹ có thể tự hào với người Mỹ là nước  nhà có dinh dưỡng khá. Đồng ý người Việt ăn nhiều rau quả hơn nhiều nước khác nhưng nói đến healthy kiểu một ngày 18 g muối thì thua đứt toàn thiên hạ. Không hiểu người bị hư thận ở VN sống sao nổi khi căn bệnh này một ít muối không tính toán là có thể chết người như chơi? Nói healthy nhất thì Việt Nam còn phải bỏ mũ cúi chào dân Nhật sống tại đảo Onikiwa nơi người ta cả tháng ăn giỏi lắm là 1 quả trứng gà, thịt heo thì cả năm chỉ ăn duy nhất trong kỳ lễ hội hàng năm và tuyệt đối không ăn cơm trắng như người Nhật sống ở nơi khác như Osaka hay Tokyo. Lượng muối dân Onikiwa ăn vào cũng thấp vì quanh năm họ ăn từ chính mảnh đất họ sống, không có những thói quen xấu như xông khói thịt, phơi khô, làm mắm.

Lại nói lệch đề. Ở nước mình muốn biết chính xác thông tin dinh dưỡng thì chỉ có nước chờ nhà sản xuất “tự nhiên” rủ lòng thương chịu khó cởi cởi mở mở cho người tiêu dùng nhờ. Còn không thì người tiêu dùng phải làm áp lực với nhà nước để ép các nhà sản xuất thực phẩm phải in ấn đầy đủ, website phải có thêm mục thông tin dinh dưỡng (chắc 20 năm sau thì may ra….Mỹ mãi đến năm 2013 mới áp dụng vì tụi sản xuất tư bản sau bao năm làm giàu góp phần gây bệnh béo phì trên đất Mỹ đã bị áp lực dư luận nên chính phủ Mỹ sau cùng đã phải cho qua cái luật nhà hàng có trên 20 địa điểm khắp toàn quốc thì phải cung cấp thông tin dinh dưỡng cho tất tần tật mọi thứ từ si rô cho đến gà nướng

Ở Mỹ, có công ty Illy (có mặt tại VN lâu rồi) khi làm cà phê lon/chai có cung cấp thông tin caffeine nữa dù chính phủ không yêu cầu nhà sản xuất phải công bố luôn thành phần caffeine trong sản phẩm (nếu có Starbucks sẽ lại một phen bận rộn gửi bột cà phê đi làm thí nghiệm). Nói ghét mấy cha tư bản vì nó lợi dụng chính bản chất (tham lam) của con người nhưng đâu đó vẫn có những nhà tư bản có lương tâm.

 

 

 

 

 

 

2 thoughts on “Từ caffeine đến cà phê và coffee house

Bình luận về bài viết này